Định nghĩa thành hệ thạch địa tầng Thành_hệ_địa_chất

Các thành hệ là các đơn vị thạch địa tầng chính thức duy nhất mà cột địa tầng ở mọi nơi phải được phân chia một cách trọn vẹn trên cơ sở của thạch học.

Sự tương phản về mặt thạch học giữa các thành hệ đòi hỏi phải điều chỉnh sự thay đổi có cơ sở của chúng theo độ phức tạp của địa chất khu vực và đủ chi tiết cần thiết để lập bản đồ địa chất cũng như để vạch ra lịch sử địa chất của nó.

Các thành hệ phải có khả năng được vạch ra ở thang độ bản đồ địa chất áp dụng được cho khu vực. Độ dày của các thành hệ có thể dao động từ nhỏ hơn 1 mét tới vài nghìn mét.

Các thành hệ địa chất nói chung hay được đặt tên theo khu vực địa lý mà ở đó chúng được miêu tả lần đầu tiên.

Một cách chặt chẽ thì các thành hệ không thể được định nghĩa trên bất kỳ một tiêu chí nào ngoài phạm vi thạch học. Tuy nhiên, thông thường sẽ là hữu ích nếu định nghĩa các đơn vị sinh địa tầng dựa trên các tiêu chí cổ sinh vật học, các đơn vị thời địa tầng dựa trên niên đại đá và các đơn vị hóa địa tầng dựa trên các tiêu chí địa hóa học.

Chuỗi địa tầng là một khái niệm thách thức ý tưởng về các đơn vị thạch địa tầng chặt chẽ bằng việc định nghĩa các đơn vị dựa trên các sự kiện trong các bồn địa trầm tích, chẳng hạn như biển tiếnbiển lùi. Các chuỗi này là tổ hợp của các đơn vị thời địa tầng được liên kết theo thời gian và môi trường trầm tích được liên kết bởi các sự kiện địa chất diễn ra vào thời gian đó mà không quan tâm tới kích thước hạt của trầm tích.

Thuật ngữ "thành hệ" thông thường được sử dụng một cách không chính thức để nói tới việc gộp nhóm cụ thể nào đó của các loại đá, chẳng hạn những loại đá bắt gặp trong một khoảng độ sâu nhất định trong giếng dầu.

"Thành hệ" cũng được sử dụng không chính thức để miêu tả các hình dáng đôi khi kỳ dị (hình thể) mà đá có được từ các quá trình xói mòn hay trầm lắng. Một số thành hệ hang động được biết đến nhiều có các nhũ đámăng đá.

Một thành hệ địa chất được gọi là bị bỏ rơi khi nó không còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố địa chất đã sinh ra nó.